8 CÁCH GIỮ BÌNH TĨNH GIỮA MỘT CƠN KHỦNG HOẢNG

Bạn là người dễ mất bình tĩnh, bạn dễ hoảng sợ và lo lắng trong những lúc phải đối mặt với tình huống xảy ra ngoài ý muốn, hay nói cách khác, bạn không giữ được bình tĩnh trong lúc khủng hoảng. Vậy thì hôm nay tôi sẽ chia sẻ với bạn 8 bí quyết để vượt qua những cuộc khủng hoảng đó một cách nhẹ nhàng và chuyên nghiệp nhất.

Xin chào bạn, tên tôi là Duy Nguyễn, tôi là một huấn luyện viên kinh doanh. Tôi làm những video này vì tôi muốn giúp các bạn có những kiến thức cơ bản về kinh doanh, đặc biệt là các kĩ năng về bán hàng, marketing và khởi nghiệp trước khi bắt đầu để tránh những thất bại  không đáng có. Hãy trao đổi trực tiếp với tôi băn khoăn của bạn và chia sẻ những thông tin này tới những người bạn quan tâm, như cách tôi đang chia sẻ với bạn

Khi có một tình huống nghiêm trọng nào đó đột ngột phát sinh tại nơi làm việc của bạn, theo bản năng, phản ứng đầu tiên của bạn chính là hoảng loạn và sợ hãi. Và thật không may, những lo lắng và căng thẳng nghiêm trọng đó có thể dẫn đến khủng hoảng tinh thần hoàn toàn. Những phản ứng này không chỉ làm giảm hiệu quả làm việc của bạn, mà còn gây ra những tổn hại lâu dài ảnh hưởng tới sức khoẻ. Những người thành công nhất trên thế giới này sẽ không bao giờ có thể chạm tới vị trí của họ ở thời điểm hiện tại, nếu không học được cách giữ bình tĩnh trước những áp lực hay khủng hoảng. Và dù cho bạn làm bất kỳ ngành nghề gì hay ở vị trí nào, thì sự bình tĩnh, cân bằng luôn là chìa khoá để bạn thể hiện tối đa năng lực làm việc. Và video ngày hôm nay bao gồm 8 bí quyết, để bạn luôn giữ bình tĩnh trước mọi tình huống khủng hoảng hoặc nghiêm trọng.
  1. Bí quyết thứ nhất, hãy phản ứng chậm lại
Nếu có thể, bạn hãy cố không phản ứng ngay lập tức trước bất kỳ chuyện gì. Thay vào đó hãy kiên nhẫn một chút và cố gắng tìm hiểu, thu thập mọi thông tin có thể liên quan tới tình huống mà bạn gặp phải. Hãy thử suy đoán xem, liệu trong vòng 1 năm tới thì tình huống xảy ra hiện thời có để lại hậu quả gì không. Nếu câu trả lời là có, vậy thì hãy cố loại bỏ bản thân ra khỏi tình huống đó từ từ. Và thay vì bạn chỉ coi mình là một người tích cực tham gia giải quyết vấn đề, hãy đặt mình vào vị thế của một người đang đưa ra quan sát từ bên ngoài, người ngoài cuộc để suy nghĩ về cách giải quyết. Và khi đó bạn sẽ có được một cái nhìn toàn cảnh hơn, bao quát hơn, và sẽ đưa ra được những quyết định sáng suốt hơn mà không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi cảm xúc rối loạn và sợ sệt.
  1. Bí quyết thứ hai, Suy nghĩ tích cực
Khi bất cứ một tình huống căng thẳng nào xảy ra, đầu óc của bạn sẽ suy diễn ra theo hàng trăm hướng khác nhau, và rất nhiều những kết quả tiêu cực sẽ hiện lên trong tâm trí bạn, doạ cho bạn càng sợ hãi hơn. Suy nghĩ của bạn càng lan man bao nhiêu, bạn càng khó giữ bình tĩnh bấy nhiêu. Hãy dừng ngay việc tưởng tượng ra những tình huống, những diễn biến xấu nhất. Hãy loại bỏ và thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng việc cố nghĩ tới những hướng giải quyết tốt hơn, giúp bạn gỡ rối khỏi những vấn đề đang cản trở. Nếu không, bạn sẽ mãi đắm chìm trong sự sợ hãi và hoảng loạn từ những tưởng tượng của chính mình.
  1. Bí quyết thứ ba, Không bao giờ đặt câu hỏi “Nếu như”
Câu hỏi tồi tệ nhất bạn có thể tự đặt ra cho chính mình hoặc đi hỏi người khác, chính là “Nếu như”. Ví dụ như, bạn bị trễ việc nộp bản báo cáo cuối kì cho sếp vì một lí do nào đó. Lúc đó, rất nhiều người sẽ tự đặt ra câu hỏi trong đầu như: Nếu như sếp nổi nóng và đuổi việc mình thì sao? Nếu như Sếp sẽ chọn một người khác để thay thế mình? vân vân. Và thường thì sau đó một loạt các viễn cảnh khác sẽ xảy ra trong đầu bạn, như là: Nếu vậy thì cuối tháng này sẽ bị trừ lương, nếu như vậy thì trả tiền nhà kiểu gì. Rồi nếu như vậy thì tương lai sẽ ra sao, vân vân. Câu hỏi này gây ra sự hoảng loạn cho cả bạn và những người nghe, và buộc bạn phải xử lý vấn đề theo chiều hướng của những tình huống chưa chắc đã xảy ra, mà chỉ là phán đoán nhất thời của bạn mà thôi. Chỉ riêng câu hỏi này đã rất áp lực rồi, cộng thêm với sự sợ hãi rối loạn của chính bạn và những căng thẳng của vấn đề đang cần giải quyết sẽ chỉ dẫn bạn tới với những quyết định sai lầm mà thôi. Thay vào đó, hãy cố gắng xâu chuỗi các sự việc một cách rõ ràng sáng suốt để tìm ra hướng đi đúng đắn nhất.
  1. Bí quyết thứ tư, Luôn chăm sóc bản thân mình
Nếu bạn luôn ưu tiên đặt vấn đề sức khoẻ cá nhân của mình lên hàng đầu, thì bạn sẽ luôn ở trong trạng thái tốt nhất để đối mặt với một cuộc khủng hoảng. Hãy ăn uống theo một chế độ cân bằng đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc và đúng giờ. Tập thể dục giúp làm giảm những hormone gây căng thẳng ở trong trí não, và giúp cơ thể bạn luôn đủ sức lực để có được hiệu quả làm việc tốt nhất. Bằng cách cải thiện sức khoẻ của mình, bạn sẽ tăng khả năng kiểm soát trí nhớ, trí tuệ và cảm xúc – những yếu tố quan trọng có thể giúp bạn ứng phó với mọi tình huống khẩn cấp xảy ra bất cứ lúc nào.
  1. Bí quyết thứ năm, Hạn chế caffeine
Khi phải đối mặt với một tình huống quá căng thẳng, bạn thường có xu hướng tự tìm cho mình một ly trà hoặc một tách cafe để giảm bớt căng thẳng và tập trung hơn, tỉnh táo hơn. Chất caffeine có trong những đồ uống này có thể đánh lừa hệ thần kinh, giải phóng adrenaline, mang lại cho bạn năng lượng và sức mạnh thể chất và tinh thần ngay lập tức. Nhưng sau đó cơ thể bạn sẽ nhanh chóng suy sụp, mệt mỏi khó chịu và không còn khả năng làm việc nữa. Vì vậy, trong những trường hợp bạn cảm thấy mất bình tĩnh, thay vì tìm cho mình trà, cafe, nước ngọt có ga hoặc nước tăng lực, hãy uống nước, vừa để lấy lại cân bằng, vừa cấp nước cho cơ thể.
  1. Bí quyết thứ sau, Gọi một người bạn hoặc một người cố vấn đáng tin cậy
Hãy tìm tới sự hỗ trợ từ những người xung quanh, luôn luôn cổ vũ và muốn giúp đỡ bạn, để xin một vài lời khuyên khi phải đối mặt với những tình huống nghiêm trọng. Bất cứ ai không bị ảnh hưởng trực tiếp về cảm xúc trước những tình huống này, sẽ nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và toàn cảnh hơn, giúp bạn tìm được giải pháp hữu hiệu nhất. Khi bạn tìm tới những người bạn tin tưởng và tôn trọng, bạn sẽ cảm thấy vững vàng hơn. Sự an toàn về cảm xúc đó sẽ khiến bạn kiểm soát tốt hơn những lo lắng và sợ hãi của mình. Và khi bạn tường thuật lại tình huống cho người nghe, bạn sẽ vô tình tự phân tích nó một cách sáng suốt hơn và dễ tìm thấy điểm mấu chốt để tháo gỡ những vấn đề đó.
  1. Bí quyết thứ bảy, Ngắt kết nối một thời gian ngắn
Nếu có thể, bạn hãy kéo bản thân mình lùi ra xa khỏi những tình huống nghiêm trọng đó, dù chỉ là trong 1 hoặc 2 tiếng ngắn ngủi mà thôi. Khi bạn dành cho mình đủ thời gian để phân tích và nhìn nhận tình huống một cách rõ ràng và sáng suốt hơn, bạn sẽ có khả năng tìm được những giải pháp cho nó. Thay vì ngồi im trong hỗn loạn và sợ hãi, mà không thể nghĩ ra điều gì.
  1. Bí quyết thứ tám, Tập những thói quen để tránh khủng hoảng ở chính bản thân bạn’
Khi phải đối mặt với những tình huống khẩn cấp và căng thẳng, bạn phải dành thêm nhiều thời gian ở nơi làm việc, và thậm chí còn không có cuối tuần để nghỉ ngơi. Và bạn sẽ chẳng để đoán được cứ bao lâu hoặc khi nào khủng hoảng sẽ ập tới. Nếu bạn luôn ở trong những tình trạng rối loạn, căng thẳng tột độ như vậy thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ cả ở thể chất và tinh thần, gây ảnh hưởng đến những phán đoán và khả năng đưa ra quyết định hợp lý và sáng suốt.
Để chuẩn bị cho bản thân luôn ở trong trạng thái tốt nhất để đối phó với những cơn khủng hoảng trong công việc có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đi bộ nhẹ nhàng hoặc tập thể dục thường xuyên, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể đều là những thói quen tốt giúp bạn bình tĩnh hơn, tăng sức chịu đựng của trí não trong những tình huống căng thẳng, và có nhièu năng lượng hơn để giải quyết những vấn đề bất chợt cản trở trong công việc.
Bạn hãy nhớ rằng, tất cả những người tải giỏi nhất, thành công nhất, dù ở bất cứ lĩnh vực nào cũng có một điểm chung mà tất cả chúng ta đều cần học hỏi, đó chính là luôn luôn giữ được bình tĩnh dù họ có phải đối mặt với những tình huống khủng hoảng tới mức nào. Họ đã tự xây dựng và giữ vững tâm lý luôn sẵn sàng trước mọi hoàn cảnh, để không bao giờ bị rơi vào trạng thái hoảng loạn và sợ hãi. Tôi hy vọng với những chia sẻ trong video ngày hôm nay, bạn có thể học được cách đối mặt với những tình huống căng thẳng trong tâm thế bình tĩnh nhất, và luôn có khả năng phân tích và đưa ra những quyết định thật sáng suốt.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top

Sign up now