4 KIỂU KHÁCH HÀNG NÊN TRÁNH XA TRONG KINH DOANH

Tại sao phải hạn chế khách hàng trong khi chúng ta đang ở trong giai đoạn  không có khách để tiếp cận.

Với nhiều người làm kinh doanh hiện nay, bạn phải hạn chế tiếp nhận 4 kiểu khách hàng dưới đây.

Những loại khách hàng này sẽ khiến bạn mệt mõi, lãng phí nguồn lực, mất hiệu suất công việc và gây ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

Những người mới làm kinh doanh hoặc những người mới làm bán hàng, bạn sẽ cố gắng nhận về càng nhiều khách hàng càng tốt.

Vì bạn nghĩ có nhiều khách hàng thì cơ hội kinh doanh càng nhiều, thu nhập doanh thu càng cao đó là điều hợp lý.

Tuy nhiên có một vấn đề mà bạn không thể suy nghĩ tới đó chính là không phải khách hàng nào cũng là người phù hợp với bạn.

Bởi vì những khách hàng có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến bạn và công ty của mình và sau đây là bốn nhóm khách sạn như vậy:

1. Khách hàng không quyết đoán không biết mình muốn gì | Chiến lược kinh doanh

Trong kinh doanh, khách tìm đến mình không phải lúc nào họ cũng biết mình cần gì, ko phải lúc nào cũng như vậy.

Đặc biệt, là đối với các sản phẩm mang tính sáng tạo phức tạp cần được tư vấn.

Ví dụ: trong lĩnh vực thiết kế, lĩnh vực gặp nhiều trường hợp khách hàng không thực sự biết mình muốn gì.

Khách muốn được thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu cho công ty vì bạn là một người làm thiết kế.

Vậy thì cái điều duy nhất mà khách hàng biết đó là họ muốn làm một cái logo để có thể bỏ lên tất cả tài liệu marketing cho công việc kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng biết rằng để thiết kế như vậy thì người làm thiết kế phải biết được ý tưởng của khách hàng bắt nguồn như thế nào.

Họ muốn được định vị thương hiệu của mình ra sao, màu sắc, thông tin, ý nghĩa họ  muốn truyền tải qua đó là gì.

Nhưng không phải ai cũng nghĩ được điều đó trước khi gặp nhà thiết kế và sau khi khách hàng được hỏi những thông tin như vậy thì họ sẽ bắt đầu giai đoạn suy nghĩ, cân nhắc và băn khoăn là cái đều mệt mỏi nhất đối với người làm thiết kế đó là sau khi đã sửa 5 6 lần rồi mất cả tháng sau làm việc, khách hàng qua lại nói rằng đã suy nghĩ kỹ rồi cái thiết kế đầu tiên là hợp lý nhất.

CÁCH GIẢI QUYẾT

Làm rõ phạm vi công việc, mục tiêu, hạng mục mà khách hàng phải cung cấp để bắt đầu từ đó bạn có thể triển khai công việc của mình. Thay vì ngay lập tức dành thời gian để thiết kế, làm đề xuất, rồi không đúng ý của những khách hàng này.

Ví dụ: Tạo form sẵn những thông tin bạn cần biết để hỏi hoặc cho khách hàng điền vào như màu sắc, ý tưởng, ý nghĩa …

Sau đó và sẽ dùng đó làm cơ sở để thực hiện việc sáng tạo của mình và khách hàng sẽ không có lý do gì để nói rằng bạn không làm đúng ý của họ.

Ngoài ra, bạn có thể nói rõ khách hàng rằng với gói báo giá A khách hàng được sửa ba lần còn gói B thì được sửa 5 lần .

Khách hàng chịu chi tiền thì bác có thể dành nhiều công sức hơn cho họ cũng được.

Hãy làm cụ thể những yêu cầu của bạn ngay cả những cái vấn đề tưởng chừng như là không quan trọng như việc bạn có xác nhận bằng Gmail, bằng văn bản cụ thể sẽ bảo vệ cho chính bạn trong những tình huống như thế.

Này là nhóm khách hàng bạn muốn tránh xa đầu tiên nếu như bạn không muốn những người khách hàng này kéo dài thời gian của bạn và bạn phải sử dụng rất nhiều nguồn lực của mình một cách lãng phí.

2. Khách hàng không bao giờ nhất máy, không bao giờ trả lời bạn | Chiến lược kinh doanh

Đây là những khách hàng sau khi bạn gửi email cho họ xong thì vài tuần sau họ mới trả lời, bạn nhắn tin gọi điện thoại cũng không bao giờ nhất máy, chỉ khi nào nhớ đến bạn thì họ mới chủ động gọi điện thoại cho bạn với một câu nói Em ơi ngày mai xong cho chị có được không?

Trong khi bạn gửi email hỏi về thời hạn phải hoàn thành từ 2-3 tuần trước rồi họ không trả lời, không đọc Gmail, nhưng khách hàng này luôn ẩn hiện một cách khó đoán.

Nếu bạn muốn tìm họ thì bạn sẽ không bao giờ gặp được, còn sau đó họ sẽ xuất hiện bất ngờ và yêu cầu bạn làm một điều gì đó mà bạn không thể lường trước được.

Vấn đề bạn hay gặp ở đối với nhóm khách hàng này đó là bạn sẽ không bao giờ biết rõ được công việc đang diễn ra như thế nào từ phía khách hàng, khách hàng không nắm được các thời hạn, tiến độ kế hoạch sẽ tiến triển như thế nào để mình có thời gian sắp xếp công việc cụ thể của mình.

Những khách hàng này sẽ làm cho bạn lúc nào cũng cảm giác như còn treo việc ở đó không thể giải quyết được.

CÁCH GIẢI QUYẾT

 Hai điều bạn cần phải làm:

  • Trong những bước trao đổi đầu tiên thì hãy quan sát cách mà khách hàng này giao tiếp với bạn, họ có nhanh chóng thường xuyên trả lời và trao đổi thông tin cho bạn theo đúng hẹn hay không ….
  • Khi bạn cảm nhận khách hàng nằm ở trong nhóm này thì hãy làm rõ các deadline thời hạn và yêu cầu của bạn đối với khách hàng đồng trời đôi khi cũng cần phải cảnh báo rằng nếu như dealine không được thực hiện thì bạn sẽ không đảm bảo tiến độ và chất lượng được đúng như khách hàng mong đợi.

3. Khách hàng không tôn trọng bạn trong giao dịch kinh doanh

Chúng ta làm việc chuyên nghiệp với những giao dịch rõ ràng trong kinh doanh chứ không phải là chỉ dành cả tuổi thanh xuân của mình để phục vụ cho một người khách hàng nào đó, đặc biệt là những khách hàng mà yêu cầu nhiều nhưng lại luôn đòi hỏi bạn phải cắt giảm, giảm giá, giảm chi phí cho họ.

Những người luôn làm khó bạn cho dù họ không phải là chuyên gia trong lĩnh vực của bạn, có sự khác biệt giữa việc khách hàng thử thách hoặc là đặt câu hỏi làm rõ công việc bạn đang làm với việc khách hàng thích làm khó mà thậm chí là còn nghi ngờ khả năng của bạn, mặc dù họ không biết gì về lĩnh vực bạn đang làm  đó là những khách hàng thuộc nhóm này.

Đặc điểm của họ thường xuyên đặt câu hỏi nghi ngờ công việc của bạn và giọng điệu cách thức giao tiếp của những khách hàng này cho thấy rằng họ không thực sự tôn trọng bạn.

Hay một phiên bản nhẹ nhàng hơn, những khách hàng này có thể sẽ đòi hỏi, theo sát bạn từng giây từng phút và yêu cầu bạn phải làm theo ý của họ  giống như là bạn là một nhân viên của khách hàng chứ không phải là một đối tác trong kinh doanh.

Theo sát cách quản lý, thúc giục, đòi hỏi bạn khiến bạn cảm thấy rất là mệt mỏi.

Trong suy nghĩ của họ vì khách hàng là người trả tiền cho nên bạn phải làm theo những gì họ muốn ngay cả khi điều đó là bạn cảm thấy không hề chuyên nghiệp.

Như vậy thì, chắc chắn rằng bạn sẽ cảm thấy rất áp lực và chán ghét công việc của mình và bạn có thể bạn muốn từ bỏ nó bởi vì khách hàng này sẽ luôn là bạn mất động lực mà không thể tập trung vào công việc.

Đó chính là lý do vì sao mà các công ty quảng cáo và Marketing và có một bộ phận riêng chuyên làm nhiệm vụ cầu nối giữa người thiết kế người sáng tạo với khách à đó được gọi là bộ phận quản lý khách hàng. Những nhân viên này sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin và xử lý các vấn đề đối với khách hàng sau đó sẽ truyền đạt lại thông tin đó vào bộ phận thiết kế sáng tạo.

Nếu không thì những tác động tiêu cực của khách hàng này sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới phòng sáng tạo với những nhân viên này, bởi vì những người làm nghệ thuật và sáng tạo luôn rất nhạy cảm với những đánh giá gay gắt, tiêu cực về sản phẩm họ.

Bạn có thể áp dụng cách đó cho công việc của mình hoặc là phải tìm hiểu rõ tính cách của khách hàng mà phải khéo léo.

Bạn có thể tránh xa những khách hàng không muốn trả đúng mức phí của bạn lại đòi hỏi nhiều nhưng mà không có nghĩa rằng những khách hàng có giá trị lớn chịu chi tiền thì họ cũng không phải là người như vậy.

Nghĩa là, sẽ có những trường hợp khách hàng giá trị lớn sẵn sàng trả nhiều tiền, bạn muốn họ vì doanh thu tốt nhưng họ cũng là những người như vậy.

Trong trường hợp này thì bạn có thể không muốn tránh nhưng sẽ cần phải có những người là một bộ phận đủ bản lĩnh để khéo léo chăm sóc nhưng khách hàng như vậy.

4. Khách hàng thanh toán muộn | Chiến lược kinh doanh

Nhóm khách hàng mà bạn không muốn có nhất đặc biệt là khi bạn thường xuyên phải xoay vòng vốn cho các dự án tiếp theo.

Nói cách khác, những khách hàng này đang chiếm dụng vốn của bạn thông qua việc anh thanh toán trễ.

Đây là khách hàng bạn sẽ không thể biết trước được cho tới khi bạn hoàn thành công việc với họ và bắt đầu đi theo đòi thu tiền về.

Nhóm khách hàng này rất phổ biến.

CÁCH GIẢI QUYẾT

Bạn sẽ phải có các điều khoản rõ ràng ngay từ đầu để bảo vệ chính bản thân của mình.

Ví dụ: Bạn có thể đưa vào điều khoản thanh toán theo từng giai đoạn. Giả sử, như là 50 30 20. Thanh toán 50% trước khi dự án bắt đầu, từ khi dự án hoàn thành 50% thanh toán tiếp 30% và hoàn tất thanh toán còn lại khi dự án kết thúc hoặc thanh toán trước 100% cho dự án.

Các điều khoản thanh toán phải thật rõ ràng. Có điều khoản phạt khi khách hàng thanh toán trễ như là phát sinh lãi suất thỏa thuận trong thời gian trả chậm. Tất nhiên điều này hoàn toàn phụ thuộc vào văn hóa và môi trường kinh doanh của bạn.Nếu bạn không thể yêu cầu khách hàng làm điều đó, nếu khách muốn tiếp tục mua hàng trong tương lai bạn phải thay đổi lại phương thức thanh toán có lợi cho bạn. Bởi vì, nếu như bạn tiếp tục nhân nhượng cho khách cũng sẽ làm ảnh hưởng tới các dòng tiền của của công ty và bạn còn đứng trước rủi ro cao hơn rất nhiều.

———-

Hãy xem thêm các bài viết khác về Kỹ năng bán hàng và Marketing TẠI ĐÂY

Bạn có thể theo dõi các Video về các nội dung này tại YOUTUBE và FACEBOOK của Coach Duy Nguyễn nhé!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top

Sign up now