Nếu bạn quan tâm đến công việc kinh doanh bán hàng của mình
Bạn muốn trở thành người bán hàng chuyên nghiệp trong mắt khách hàng
Nếu bạn mới bước vào nghề làm sales và không biết những điều gì có thể gây hại cho công việc của bạn
Đây là những điều cấm kỵ đối với người làm sales, làm kinh doanh.
Nếu bạn thực sự muốn nâng cao hiệu quả chất lượng công việc của mình hiện tại đây là những điều từ nhỏ nhặt đơn giản nhưng nó lại có thể là những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của bạn trong ngành làm sales.
1. Khi kinh doanh/ Làm sales không bao giờ sử dụng 2 chữ thất bại
Không bao giờ được nghĩ tới sử dụng hoặc đưa vào từ điển của bản thân mình hai chữ “thất bại”.
Đây là điều nguy hiểm nhất, đặc biệt đối với những người mới bước vào ngành làm sales.
Khi bạn bước vào những các tháng đầu tiên mới bước vào nghề bạn liên tục gặp phải khó khăn từ chối không chốt được sales của khách hàng phần lớn mọi người sẽ cảm thấy chán nản và nghĩ rằng đây không phải là công việc phù hợp với bản thân mình. Bạn sẽ nghĩ mình đã thất bại.
Tuy nhiên, hãy thay hai chữ thất bại đó thành hai từ bài học và trải nghiệm, bạn cần có hai yếu tố này để trưởng thành và là tốt hơn để thành công.
Không có bất kỳ ai mới lần đầu tiên đi bán hàng là có thể đạt doanh số đẹp như mơ như những người top sales cả.
Bởi vì đơn giản không phải là một nghề chỉ yêu cầu bạn theo đúng từng bước trong một quy trình giống như các công việc làm về nhà máy hay làm việc văn phòng khác, bạn cần có sự trải nghiệm, sự thất bại để rút ra kinh nghiệm và bài học cho bản thân mình.
Chính vì thế cái điều quan trọng nhất là mỗi lần bạn không đạt được kết quả như mong muốn thì hãy tìm tới những người có thể giúp đỡ bạn và tập trung vào tìm hiểu làm thế nào để có thể đạt được kết quả tốt hơn trong những lần tới.
2. Không nói chuyện về chính trị, tôn giáo
Không bao giờ được nói chuyện với khách hàng với những vấn chính trị, tôn giáo, các vấn đề nhạy cảm… nó sẽ tạo ra những suy nghĩ tiêu cực trái chiều và bạn không lường trước được.
Ví dụ: Chính trị và tôn giáo …
Ngay cả khi bạn biết chắc chắn rằng mình và khách hàng cùng quan điểm về một vấn đề chính trị nào đó chẳng hạn, điều đó cũng không có nghĩa rằng những người khác tham gia vào quá trình ra quyết định mua cũng có cùng quan điểm với bạn.
Đây là điều rất ít người chú ý tới và vì bạn nghĩ rằng mình phải tìm ra những điểm tương đồng nào đó với khách hàng để tạo ra sự thiện cảm, sự gần gũi khách hàng.
Tuy nhiên những vấn đề nhạy cảm như là tôn giáo chính trị rất khó để bạn lường trước bởi vì khách hàng có thể chỉ đang tỏ ra lịch sự với bạn và tỏ ra đồng quan điểm với bạn mà thôi.
Thế nhưng những điều này là những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả bán hàng của bạn bởi vì bạn có thể vô hình chung tách mình sang một cái phía đối lập với khách hàng hoặc là những người có liên quan tới họ, họ có thể tham gia vào việc ra quyết định mua hàng nhưng đừng đi quá đà mà phá hủy đi thư mục quan trọng của mình chỉ vì bạn muốn có thêm câu chuyện để nói với khách.
3. Không hỏi những câu hỏi mà thông tin dễ dàng tìm kiếm
Không bao giờ được hỏi những câu hỏi mà thông tin có thể tìm kiếm dễ dàng trên website của khách.
Đây là lời khuyên đối với những ai đang cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho doanh nghiệp nói cách khác bạn làm sales B2B.
Việc đánh giá xem ai sẽ là nhà cung cấp cho mình sẽ bị ảnh hưởng bởi những điều rất nhỏ mà bạn không thể nghĩ tới.
Ví dụ: Trong một thương vụ tìm nhà cung cấp, có rất nhiều công ty tiếp cận và muốn được cung cấp dịch vụ cho chúng tôi và chúng tôi đánh giá rất cao những công ty nào thực sự dành thời gian tìm hiểu về những gì mà công ty đang làm và đưa ra giải pháp ngay lập tức.
Còn những ai đến trình bày mà hỏi những thông tin đã được liệt kê rõ ràng đầy đủ trên website chính thức của công ty thì thường không có kết thúc có hậu.
Chính vì vậy, nếu bạn đang làm sales B2B tức là bán hàng cho doanh nghiệp hoặc là bạn bán hàng cho khách hàng cá nhân nhưng mà khách hàng cao cấp hãy dành thời gian tìm hiểu họ.
Bạn sẽ rất bất ngờ về kết quả khi khách hàng thấy được bạn thực sự dồn tâm sứ với họ.
4. Không kiểm tra Email vào buổi sáng khi mới bắt đầu làm việc
Không bao giờ được check email khi vừa mới bắt đầu làm việc vào buổi sáng.
Email là một trong những kẻ thù lớn nhất hủy hoạt năng suất làm việc của bạn vì thời điểm mà bạn làm việc tốt nhất, tỉnh táo nhất, nhiều năng lượng nhất là đầu giờ buổi sáng thế nhưng khi bạn vừa tới văn phòng là nhảy vào check email và bị cuốn theo việc trả lời những email không thực sự quan trọng, không giúp ích gì cho công việc chính trong ngày của bạn, thì bạn sẽ dễ dàng mất đi 1 đến 2 tiếng đồng hồ thậm chí là nhiều hơn của các thời gian năng suất nhất trong ngày đó.
Chưa kể có những email có thể làm bạn mất đi động lực làm việc trong ngày hôm đó.
Ví dụ: Đầu giờ tới mọi người đã gửi email qua lại bàn xem tối nay về đi nhậu ở đâu vậy là ngày hôm đó tâm trí của bạn cho chỉ nghĩ tới việc nhanh chóng chờ tới cuối giờ để đi chơi đi nhậu, mọi việc khác sẽ không còn được tập trung nữa.
Chính vì thế nếu như mà tôi không có một cái hẹn bắt buộc phải gửi email vào 7 giờ sáng khách hàng hoặc là cho cấp trên của mình không thể lùi lại được tôi sẽ chỉ thực hiện một email đó mà thôi.
Còn không thời gian đầu giờ làm việc tốt nhất để bạn gọi điện thoại khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới.
Ngoài ra có thể dùng năng lượng đó để tập luyện về xử lý từ chối của khách hàng để mình hoàn thiện kỹ năng bán hàng của mình hơn, đừng lãng phí giờ vàng của bạn cho những việc không mang lại thu nhập cho bạn, không làm tăng số dư tài khoản, không mang lại cho gia đình bạn một kỳ nghỉ thật tuyệt vời, hoặc là không giúp bạn mua tặng cho ba mẹ của mình chiếc xe máy mới.
Tôi biết đó là vùng an toàn, ngồi trả lời Email là một vùng an toàn.
Sếp nhìn thấy bạn đang làm việc và nghĩ rằng bạn đang năng suất nhưng như vậy thực ra bạn đang tự đánh lừa chính bản thân của mình mà quên đi những mục tiêu lớn nhất của làm sales đó là tìm kiếm khách hàng, chăm sóc khách hàng và chốt đơn.
5. Không cho phép bản thân ngừng học hỏi để tốt hơn khi làm sales
Nghề nào thì cũng cần phải thường xuyên học hỏi và rèn luyện. Nhưng đối với nghề làm sales thì bạn cần phải đẩy nhanh quá trình này lên vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến ví tiền đến số dư tài khoản ngân hàng của bạn.
Ví dụ: Tôi từng làm chuyên viên marketing cho Honda và công việc đó đòi hỏi sự sáng tạo, sự suy nghĩ cho dài hạn, hiệu quả công việc không thể thấy ngay trong ngày một, ngày hai được.
Vì vậy tôi được trả lương cố đi và tôi làm việc đều đặn mỗi ngày, học tập.
Nhưng khi tôi làm sales thu nhập của tôi là chủ yếu dựa trên hoa hồng tiền thưởng chứ không phải lương cơ bản.
Nếu bạn cứ cho phép mình từ từ chậm chạp trong việc rèn luyện bản thân thì tất nhiên bạn cũng sẽ chấp nhận mức thu nhập thấp thời gian dài. Hoặc tệ hơn bạn có thể bị đào thải.
Điều quan trọng nhất ở đây là bạn phải trả lời chính bản thân của mình mỗi ngày đó là ngày hôm nay bạn đã học được điều gì mới chưa, điều đó có giúp bạn tốt hơn trong công việc hay không?
Bất kể ai nói ra điều gì mà bạn chưa biết và bạn cảm thấy tốt cho bản thân của mình đều đã học hỏi cả.
Nếu thông tin bạn đã biết bỏ qua chuyển sang một nội dung bạn chưa biết, không ai có thể tạo ra những kiến thức hoàn toàn mới liên tục cho bạn cả.
Tất cả tất cả mọi người đều học và phát triển dựa trên những cách thức những kiến thức nền tảng đã được kiểm chứng được kiểm nghiệm và chứng minh, bạn cũng chỉ cần học lại phải biến nó thành của mình.
Cái chính là bạn biết để kiến thức nào, cách thức nào giúp mình tăng hiệu quả công việc.
Và cách để làm được điều đó thì bạn phải không ngừng học hỏi đọc nghe xem tất cả mọi thứ.
———-
Hãy xem thêm các bài viết khác về Kỹ năng bán hàng và Marketing TẠI ĐÂY
Bạn có thể theo dõi các Video về các nội dung này tại YOUTUBE và FACEBOOK của Coach Duy Nguyễn nhé!